NFT là gì? Những lĩnh vực nào có thể ứng dụng NFT

Trong thời gian gần đây, NFT là một khái niệm được báo chí, truyền thông nhắc đến không ít. Nó là một sản phẩm của thời đại công nghệ mới và được dự đoán sẽ tạo nên cơn sốt trong tương lai gần. Bạn đã thực sự hiểu NFT là gì chưa? Tại sao NFT lại có tiềm năng đến vậy và những lĩnh vực nào có thể ứng dụng NFT hiệu quả? Hãy cùng chiennguyen.info đi tìm hiểu nhé!

NFT là gì?

NFT là viết tắt tiếng Anh của Non-fungible token (NFT) nó còn được gọi nom ba là Token không thể thay thế (NFT), là một tài sản ảo đại diện cho các vật phẩm trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm game, và video. NFT được mua bán trực tuyến dưới hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa (cryptocurrency). NFT thường được mã hóa bằng phần mềm cơ bản giống như các loại tiền mã hóa hay còn gọi là tiền điện tử.

NFT
NFT đang tạo nên cơn sốt dữ dội và đóng góp vào nền tảng metaverse

NFT dường như đang tạo nên một cơn sốt dữ dội trong năm nay. Những vật phẩm kỹ thuật số từ nghệ thuật, âm nhạc đến bánh taco và giấy vệ sinh đang được rao bán với giá hàng triệu đô la như vụ “Bong bóng hoa tulip Hà Lan” hồi thế kỷ 17.

Mặc dù chỉ mới xuất hiện hồi năm 2014, NFTs hiện đang được nhiều người biết đến bởi chúng đang ngày một trở thành cách phổ biến để mua bán các tác phẩm nghệ thuật số. Một khoản tiền khổng lồ 174 triệu USD đã được chi cho NFT từ tháng 11/2017.

NFT không thể phân chia và có các mã nhận dạng độc nhất vô nhị. Bà Arry Yu, chủ tịch Hội đồng Cascadia Blockchain của Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Washington kiêm giám đốc điều hành của Yellow Umbrella Ventures cho biết: “Về cơ bản, NFTs tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số.”

Điều này hoàn toàn trái ngược với hầu hết các sáng tạo kỹ thuật số với nguồn cung vô hạn. Theo lý thuyết, khi nguồn cung giảm xuống thì giá trị của một tài sản nhất định (đang có nhu cầu) sẽ tăng lên.

Nhưng nhiều sáng tạo kỹ thuật dưới dạng NFT đã tồn tại dưới các hình thức khác, chẳng hạn như các video clip mang tính biểu tượng từ các trận đấu bóng rổ NBA hoặc các phiên bản nghệ thuật số đã được bảo mật hóa đăng tải trên Instagram.

Ví dụ, nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng Mike Winklemann, hay còn được biết đến với cái tên “Beeple” đã tạo ra một tác phẩm được tổng hợp từ 5.000 bức vẽ hàng ngày dưới dạng NFT. Có thể nói, đây là NFT nổi tiếng nhất trong thời điểm hiện tại. Tác phẩm số có tên “EVERYDAYS: The First 5000 Days” của ông đã được bán với giá kỷ lục 69.3 triệu USD tại nhà đấu giá Christie’s.

Bất cứ ai cũng có thể xem những hình ảnh riêng lẻ hay thậm chí những bộ ảnh trên mạng miễn phí. Vậy tại sao người ta sẵn sàng chi hàng triệu đô la cho những thứ mà họ dễ dàng sở hữu bằng cách tải xuống hoặc chụp màn hình?

Đó là bởi vì NFT cho phép người mua sở hữu bản gốc của những vật phẩm. Không những thế, NFT có xác thực tích hợp dùng để minh chứng cho quyền sở hữu. Các nhà sưu tập coi trọng “sự khoe khoang về quyền sở hữu các vật phẩm số“ gần như nhiều hơn giá trị thực của món hàng.

Những lĩnh vực nào có thể ứng dụng vào NFT

Tính sở hữu chính là yếu tố giúp cho blockchain NFT phát triển sôi động trong thời gian gần đây. Có rất nhiều lĩnh vực có thể tận dụng NFT để xác định bản quyền như: âm nhạc, tranh ảnh – video, một tài sản nào đó trong thế giới thực, logistics…

NFT âm nhạc

NFT âm nhạc là cái phao cứu cánh một thị trường âm nhạc đang dần mất đi tính “tôn quyền” khi băng đĩa lậu và những bản sao chép trên các nền tảng internet hiện nay hết sức tinh vi. NFT áp dụng vào âm nhạc để bảo đảm tính bản quyền của nó, ví dụ một ca sỹ phát hành một album âm nhạc với số lượng đĩa bán ra có giới hạn, khi áp dụng NFT thì chỉ những đĩa được mua thông qua Blockchain NFT mới là bản gốc, còn tất cả còn lại đều là bản lậu.

NFT âm nhạc
NFT giúp âm nhạc được bảo vệ bản quyền

NFT tranh ảnh, video

Tương tự như NFT âm nhạc, NFT tranh ảnh hoặc video giúp cho những họa sỹ, creator được bảo vệ bản quyền cho sản phẩm mình đã kỳ công tạo ra. Những sản phẩm này được tạo ra có giới hạn và chỉ những ai sở hữu các sản phẩm này trên nền tảng Blockchain thì mới là tác phẩm thật, tất cả còn lại cho dù được sao chép y như đúc thì vẫn chỉ là sản phẩm lậu.

NFT tranh ảnh, video
NFT giúp các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh được đảm bảo bản quyền

NFT tài sản thực tế ảo

Với sự phát triển như vũ bão của nền tảng metaverse. NFT tài sản thực tế ảo là một vật phẩm bất kỳ đang tồn tại trong đời thực, nó góp phần xây dựng và hoàn thiện môi trường metaverse trong tương lai. Trong tương lai, ngoài cuộc sống ngoài đời thường của bạn thì một nhân vật trong metaverse sẽ được chính bạn mô phỏng chính xác gần 100%, bên ngoài bạn có gì thì nhân vật trong metaverse sẽ có cái đó. Một hình thức mạng xã hội thực tế hơn, không còn ảo nữa.

NFT thực tế ảo
NFT ứng dụng trong thực tế ảo – Metaverse

NFT trong Logistics

Công nghệ blockchain có nhiều hữu ích trong ngành hậu cần, đặc biệt là vì tính bất biến và tính minh bạch của nó. Những khía cạnh này đảm bảo rằng dữ liệu chuỗi cung ứng vẫn xác thực và đáng tin cậy. Với thực phẩm, hàng hóa và các loại hàng hóa dễ hỏng khác, điều quan trọng là phải biết chúng đã ở đâu và trong bao lâu.

NFT cũng đặc biệt hữu ích khi dùng làm đại diện cho các mặt hàng độc đáo. Chúng ta có thể sử dụng NFT để theo dõi một sản phẩm có chứa meta- về nguồn gốc, hành trình và vị trí kho hàng của sản phẩm đó.

Một số ví dụ về sự hữu ích của NFT đối với lĩnh vực Logistics – Hậu cần

  • Một đôi giày cao cấp sang trọng được tạo ra tại một nhà máy ở Ý. Nó được gán một NFT mà bạn có thể nhanh chóng quét trên bao bì.
  • Meta-data có dấu thời gian bao gồm thời gian và địa điểm đôi giày được tạo ra.
  • Khi sản phẩm đi qua chuỗi cung ứng, NFT được quét và siêu dữ liệu có dấu thời gian mới được thêm vào. Dữ liệu có thể bao gồm vị trí kho hàng và thời gian đến hoặc đi.
  • Khi đôi giày đến điểm đến cuối cùng, cửa hàng có thể quét chúng và đánh dấu là đã nhận. Lịch sử chi tiết chính xác có thể xem được và xác nhận tính xác thực và hành trình vận chuyển của đôi giày.

Tổng kết

Với sự phổ biến của NFT ngày càng tăng, rất có thể chúng ta sẽ thấy nhiều ý tưởng và trường hợp sử dụng hơn nữa trong tương lai. Hiện tại, không phải mọi ứng dụng NFT đều có đủ thời gian để vượt ra ngoài một ý tưởng hoặc một dự án nhỏ. Một số có thể không thực tế hoặc không phổ biến. Tuy nhiên, đối với các vấn đề cơ bản và đơn giản hơn, như tạo ra sự khan hiếm cho sản nghệ thuật và đồ sưu tầm, NFT chắc chắn có lý do để tồn tại.